Khám răng theo định kỳ hay đang gặp phải các bệnh lý nha khoa luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Điều này gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng, dẫn đến nhiều hệ lụy về lâu dài đối với cơ quan tiêu hoá và sức khỏe tim mạch. Vậy cách xử lý nỗi sợ nha khoa hiệu quả nhất là gì?

1. Lý giải nỗi sợ nha khoa xuất hiện từ đâu

Các nguyên nhân khiến nhiều người sợ Bác sĩ nha khoa và e ngại đến khám răng định kỳ có thể do:

– Ký ức khám răng lần trước ở các phòng khám cũ gây đau nhức.

– E ngại Bác sĩ nhìn vào những lỗ sâu răng, vùng nướu bị sưng của mình hoặc ngửi thấy mùi hôi miệng.

– Phòng khám có mùi đặc trưng và nhiều dụng cụ nha khoa trông đáng sợ như kim, kìm nha khoa…

– Những âm thanh trong phòng khám như tiếng “rè rè” của máy khoan nha khoa.

– Bác sĩ không thân thiện, thiếu kiên nhẫn và hay khó chịu.

– Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề kém, thao tác thực hiện không chính xác, tổn thương đến các mô mềm xung quanh, gây ê buốt dữ dội trong và sau khi khám răng.

– Tâm lý sợ đau, sợ kim tiêm hoặc máu…

2. Cách xử lý nỗi sợ nha khoa

Nếu bạn cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến nha khoa hoặc sợ Bác sĩ nha khoa thì có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:

Tìm hiểu kỹ lưỡng

– Hiểu được khám răng là điều cần thiết để Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cũng như kiểm soát cơn đau nhức răng kịp thời. Nhờ đó, hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng như mất răng hoặc ảnh hưởng đến nướu, lưỡi và các răng xung quanh.

– Đến một vài phòng khám để tham quan, tìm hiểu về dịch vụ và chất lượng trang thiết bị của phòng khám. Nhờ đó, bạn có thể đánh giá và quyết định lựa chọn phòng khám nào. Một phòng khám với các thiết bị kỹ thuật hiện đại, đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa cơn đau khi xử lý các vấn đề về răng miệng.

– Chọn khám ở những nơi có đội ngũ Bác sĩ thân thiện, kiên nhẫn, nhân viên tư vấn vui vẻ, hoạt bát.

Chuẩn bị sẵn sàng

– Vệ sinh răng miệng tại nhà trước khi đến khám bằng cách dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, đánh răng kỹ lưỡng và dùng nước súc miệng để loại bỏ mùi hôi. Bước chuẩn bị này rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn và không còn e ngại vì mùi hôi miệng hoặc đồ ăn còn dính trên kẽ răng.

– Đến khám vào buổi sáng sớm có thể giúp bạn hạn chế lo lắng rằng Bác sĩ sẽ khó chịu và thiếu kiên nhẫn. Tuy nhiên nếu bạn đã chọn được một phòng khám có đội ngũ Bác sĩ tận tâm thì bạn không cần phải lo lắng điều này.

– Hãy đi cùng bạn bè hoặc người thân, họ có thể giúp bạn kiểm soát nỗi lo lắng.

– Trình bày rõ ràng nỗi sợ của mình với Bác sĩ, hãy đảm bảo rằng Bác sĩ nghiêm túc trao đổi và tư vấn cho bạn trước khi tiến hành khám răng.

– Trong quá trình khám răng và điều trị, hãy thỏa thuận với Bác sĩ một dấu hiệu bất kỳ bạn có thể đưa ra khi cảm thấy khó chịu và muốn tạm ngừng trong giây lát.

– Yêu cầu Bác sĩ cho biết tình hình hiện tại của răng miệng và luôn hỏi ý kiến của bạn trước khi tiến hành bước tiếp theo.

– Tập hít thở sâu và đều đặn, thả lỏng cơ thể hoàn toàn có thể sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Những lo lắng, ám ảnh sẽ không còn là rào cản mỗi khi bạn cần đi khám răng nếu bạn đã có cách xử lý nỗi sợ nha khoa hiệu quả. Hãy chuẩn bị thật tốt và đến nha khoa sớm nhất có thể, vì nếu bạn điều trị càng sớm thì hiệu quả chữa trị càng cao. Đừng để nỗi sợ khiến bạn chần chừ và tìm gặp Bác sĩ khi đã quá muộn.

Bài viết tương tự
Bệnh sâu răng có gây mất răng vĩnh viễn

Bệnh sâu răng, nếu không được điều trị sẽ ngày càng nặng hơn, vết sâu ngày càng to và có ...

Sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách

Không phải ai cũng biết cách sử dụng chỉ nha khoa đúng kỹ thuật. Một số sai lầm khi sử ...

Ê Buốt Răng Nên Uống Thuốc Gì?

Ê buốt răng là tình trạng răng miệng khá phổ biến và đa số ai cũng gặp phải một vài ...

Bị Mất Răng Nên Trồng Răng Sứ Hay Cấy Ghép Răng IMPLANT

Trồng răng sứ hay cấy ghép răng implant sẽ là lựa chọn tốt nhất? Theo lời khuyên từ các bác ...

Sức Khỏe Răng Miệng Tốt Hay Xấu Có Phải Do Di Truyền Không?

Sức khỏe răng miệng tốt hay xấu có phải do di truyền không là vấn đề mà nhiều người tỏ ...

Đau Hoặc Mỏi Cơ Hàm Là Dấu Hiệu Của Loạn Khớp Hàm

1.Khớp thái dương hàm là gì? Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất ở đầu mặt, nằm ở ...

Giữ vệ sinh răng miệng để bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể (P.1)

Mặc dù tầm quan trọng của sức- khỏe răng miệng đối với mỗi người luôn được nhắc nhở qua câu ...

Sức khỏe răng miệng cho phụ nữ mang thai

* Mang thai không phải là lý do để bạn trì hoãn hay từ chối chăm sóc răng miệng.- Trong ...