Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tham Gia Khám Bảo Hiểm Y Tế

I. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (Điều 15 – Chương IV – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP)

  1. Người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh, còn giá trị sử dụng, trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
  2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ BHYT thì phải xuất trình bản sao chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh.
  3. Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ.
  4. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh (được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định trong trường hợp cơ sở KCB BHYT vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật đơn vị không triển khai thực hiện). Người tham gia BHYT phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến.
  5. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) nào và phải xuất trình giấy tờ theo quy định (thẻ BHYT, chứng minh nhân thân, giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ…) trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
  7. Trường hợp thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh: Đối tượng là “sĩ quan hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu..; người có công với cách mạng; thân nhân người có công với cách mạng (cha đẻ, mẹ đẻ, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ); trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc diện bảo trợ bảo trợ hàng tháng” thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều trong trường hợp chuyển tuyến kỹ thuật.

II. Mức hưởng (Điều 14 – Chương IV – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP)

  1. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng:
  2. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
  3. Cựu chiến binh.
  4. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc.
  5. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
  6. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống ở xã đảo, huyện đảo.
  7. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
  8. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về BHYT.
  9. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỉ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng BYT đối với
    – Trẻ em dưới 6 tuổi.
    – Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
    – Người hoạt động cách mạng từ 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
    – Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
    – Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
    – Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  10. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
  11. 100% cho 01 lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
  12. 100% khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở. Trừ trường hợp tự đi, không đúng tuyến.
  13. 95% người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  14. 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

III. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế (Điều 23 – Luật BHYT số 25/2008/QH12)

  1. Chi phí trong trường hợp quy định: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con. Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh đã được ngân sách Nhà nước chi trả.
  2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
  3. Khám sức khỏe.
  4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
  5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
  6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
  7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.
  8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
  9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
  10. Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích.
  11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
  12. Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
  13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
  14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

** QUY TRÌNH KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TPHCM

Bước 1: Tại Quầy tiếp nhận.

Người bệnh mua sổ và đăng ký khám.

Bước 2: Người bệnh đến Quầy số 3 để làm thủ tục tiếp nhận

  • Người bệnh khám lần đầu xuất trình bản chính: Thẻ Bảo hiểm y tế có ảnh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (CMND/CCCD), Giấy chuyển tuyến, giấy tờ khác (nếu có).
  • Người bệnh tái khám: CMND/CCCD, Giấy hẹn khám lại, Giấy ra viện.
  • Nhân viên BV kiểm tra thông tin trực tiếp trên phần mềm quản lý BHYT và hướng dẫn người bệnh tới Phòng số 1 (của khoa Khám Tổng hợp đối với BN khám lần đầu) hoặc khoa hẹn khám lại (đối với bệnh tái khám)

Bước 3: Người bệnh khám lần đầu được hướng dẫn đếnPhòng số1 (tại khoa Khám Tổng hợp)

  • Bác sĩ  Khám – Tư vấn – Chỉ định cận lâm sàng (nếu có)
  • Khi có kết quả Xét nghiệm, X- Quang trở về Phòng số 1
  • Nhận toa thuốc, giấy hẹn khám lại hoặc Chuyển khoa điều trị phối hợp (nếu có)

Bước 4: Người bệnh đến Quầy số 5

Thanh toán kết thúc điều trị.

Bước 5: Người bệnh trở lại Quầy Số 3

Đóng dấu Đơn thuốc, nhận lại thẻ BHYT, CMND/CCCD, giấy tờ khác (nếu có).

Bước 6:Tại nhà thuốc Bệnh viện.

Người bệnh lãnh thuốc tại Quầy thuốc BHYT

Lưu ý: các quầy ở Sảnh chính của bệnh viện.