Trẻ dưới 6 tuổi thường bị sâu răng sữa rất nhiều do trẻ bú hoặc uống sữa đêm, hoặc vệ sinh răng miệng chưa sạch gọi sâu răng do bú bình (Hình 1).

Hình 1: Sâu răng do bú bình sữa

Sâu răng sữa do bú bình ở trẻ em xảy ra khi bú bình hay uống sữa có đường hoặc những chất lỏng có đường tự nhiên (như sữa, sữa công thức và nước trái cây) bám vào răng của trẻ trong một thời gian dài. Vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh trên những răng bị bám đường này và tạo ra axit tấn công răng, gây sâu răng hàng loạt.

Cha mẹ hay người thân của trẻ thường nghĩ rằng răng sữa chỉ là tạm thời, và không quan trọng? Nhưng thực tế: Răng sữa cần thiết để nhai, nói và cười (thẩm mỹ). Chúng cũng đóng vai trò như: giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Nếu sâu răng sữa không được điều trị, trẻ có thể bị đau và nhiễm trùng. Răng bị sâu nặng có thể phải nhổ bỏ. Nếu răng sữa bị nhiễm trùng hoặc mất quá sớm do sâu răng, con bạn có thể ăn uống kém, nói không chính xác một số từ, mầm răng vĩnh viễn có thể bị hư men răng. Ngoài ra, khả năng răng vĩnh viễn sẽ bị khấp khểnh tăng lên rất nhiều (hình 2).

Hình 2: Răng vĩnh viễn mọc sớm

Một vài bước đơn giản có thể giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ. Thực hiện cho trẻ ngay sau khi sinh, cách thực hiện:

  • Lau nướu cho trẻ bằng một miếng gạc hoặc khăn sạch sau mỗi lần bú.
  • Bắt đầu đánh răng cho trẻ, không dùng kem đánh răng, khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Nếu bạn chọn sử dụng kem đánh răng, hãy sử dụng loại không chứa fluor (Hình 3).
  • Làm sạch và matxa nướu ở những vùng không có răng.
  • Dùng chỉ nha khoa khi tất cả các răng sữa đã mọc.
  • Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ fluor, giúp giảm sâu răng. Nếu nguồn cung cấp nước tại địa phương( nơi gia đình trẻ sinh sống) không chứa florua, hãy hỏi bác sĩ nha khoa hoặc nhi khoa xem trẻ có cần sử dụng chất bổ sung hay không.
  • Lên lịch khám răng định kỳ trước ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ. Các bác sĩ nha khoa cũng có thể sẽ phủ trám răng đặc biệt, có thể giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em.
Hình 3: Dụng cụ chải răng – rơ lưỡi và bàn chải răng dành cho trẻ em

TS.BS Nguyễn Thị Mai Phương

Bài viết tương tự
Con muốn là “Cô bác sĩ răng” cơ?

Chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em là một trong những việc mà “Tâm” người ngành y luôn mang ...

Những thói quen xấu có hại cho răng miệng ở trẻ (P.1)

Trong vài năm gần đây, khi chất lượng cuộc sống đã tốt lên, ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm ...

Những thói quen xấu có hại cho răng miệng ở trẻ (P.2)

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM hiện nay đang áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất để chỉnh hình ...

Bé hỏi – bác sĩ trả lời

Bé: Bác sĩ ơi, mẹ con bảo ăn kẹo nhiều sẽ bị sâu răng. Vậy trong kẹo có con sâu ...

Điều trị “Gãy răng cửa”

Hỏi: “Dạ bác sĩ ơi, Bé nhà tôi chơi đùa với các bạn bị ngã, gãy gần nửa răng cửa? Bây giờ ...