Bé: Bác sĩ ơi, mẹ con bảo ăn kẹo nhiều sẽ bị sâu răng. Vậy trong kẹo có con sâu sẽ ăn răng của mình ạ?

Bác sĩ: Không phải đâu nè! Sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng do các vi khuẩn ở mảng bám răng tạo axit gây ra và hình thành nên các lỗ nhỏ ở trên răng.

Trong bánh kẹo hay đồ ăn vặt của các con có chứa các chất đường tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển. Khi đó, các mảng bám thức ăn còn dính trong kẽ răng tạo thành axit. Axit sẽ làm mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng một cách dễ dàng. Men răng của trẻ em thì không chắc như người lớn nên sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công hơn và dễ sâu răng hơn.

: Răng sữa là gì ạ? Có một bạn răng của con bị rụng mất tiêu, vậy chỗ đó sẽ bị trống mãi sao Bác sĩ?

Bác sĩ: Răng sữa (hay còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời, … ) là những chiếc răng được mọc trong thời kỳ các bé còn nhỏ và đó chính là những chiếc răng đầu tiên của các con. Các bạn ấy có màu trắng hơn các bạn răng vĩnh viễn.

Tuy các bạn răng sữa tồn tại ở giai đoạn quan trọng của sự hình thành và phát triển của các con, giúp các con nhai thức ăn và phát triển kỹ năng nói, nhưng vai trò quan trọng thật sự của răng sữa chính là trong khi các bạn răng vĩnh viễn bận rộn hình thành bên dưới nướu, các bạn răng sữa sẽ bảo vệ không gian cho các bạn răng vĩnh viễn cho đến khi các bạn ấy xuất hiện.

Khi chân bạn răng sữa bị tiêu biến dần, bạn ấy sẽ rụng xuống. Nhưng con đừng lo, lúc đó chính là lúc bạn ấy nhường chỗ cho bạn răng vĩnh viễn xuất hiện rồi đó.

Bé: Bác sĩ ơi, mẹ con dạy chải răng sẽ giúp răng sạch vậy càng chải răng nhiều lần răng sẽ càng sạch, càng trắng phải không ạ?

Bác sĩ:  À, cũng có rất nhiều bạn nhỏ có cùng câu hỏi như con lắm nè! Nhiều người nghĩ rằng chải răng càng nhiều lần thì răng sẽ càng sạch, càng trắng và càng khỏe. Nhưng theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ thì việc chải răng quá nhiều lần trong ngày sẽ không đem lại kết quả tốt.

Cấu tạo răng gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng. Khi con chải răng, tác động lớn nhất sẽ vào phần men răng. Đây là lớp áo giáp bảo vệ răng, giúp phần cấu trúc bên trong không bị hư hại. Thật ra, vi khuẩn cần mất khoảng 12 tiếng để phát triển đủ để làm tổn thương răng, chính vì vậy các con cần chải răng đúng cách sau bữa ăn và trước khi đi ngủ (khoảng  2 – 3 lần / ngày) nhé. Chải răng không đúng cách sẽ làm hỏng men răng và gây kích ứng nướu.

Bé: Kem đánh răng của con có vị ngọt, vậy kem đánh răng có làm răng con bị sâu không ạ?

Bác sĩ:  Con biết không, trong kem đánh răng, ngoài nước, còn có 3 loại chất chính là chất mài mòn, Fluor và chất tẩy rửa. Chất tạo ngọt được thêm vào kem đánh răng nhằm che đi mùi vị khó chịu do các chất trong kem đánh răng gây ra.

Vị ngọt của kem đánh răng không do chất có thành phần như đường thông thường nên sẽ không khiến các con bị sâu răng như ăn đồ ngọt đâu. Vị ngọt đó đến từ chất làm ngọt như Xylitol, Sorbitol,… Không chỉ không gây sâu răng cho các con, các chất này còn giúp giữ được lượng nước trong kem đánh răng, làm cho kem không bị khô.

Bé: Bác sĩ ơi, nếu con nuốt kem đánh răng thì có làm sao không ạ?

Bác sĩ:  Kem đánh răng tuy có vị ngọt nhưng các con không nên nuốt kem nhé. Trong kem đánh răng thường có chất Fluor, dù chất này giúp răng các con chắc khỏe và hạn chế sâu răng mãn tính, nhưng vẫn gây ra nhiều tác động xấu nếu cơ thể các con thừa Fluor. Hội chứng nhiễm Fluor là một ví dụ cho trường hợp này. Khi cơ thể bị dư Fluor, răng các con sẽ xuất hiện những vết màu trắng đục. Lâu dần, khi lượng Fluor trong cơ thể vẫn còn thừa và nhiều hơn, răng sẽ bị ăn mòn và thậm chí sẽ bị phá hủy cấu trúc. Không chỉ vậy, tình trạng nhiễm Fluor sẽ làm giảm độ chắc khỏe của xương, khiến xương dễ gãy và cản trở sự phát triển của các con.

BSCKI. Lê Thị Thu Thủy

Bài viết tương tự
Phẫu thuật trong miệng

Phẫu thuật miệng và hàm mặt (viết tắt theo Tiếng Anh là OMFS hoặc OMS) là một loại hình phẫu ...

Chỉnh hình răng hàm mặt

Những điều cần biết về điều trị chỉnh hình răng hàm mặt Việc chỉnh hình răng hàm mặt có thể ...

Điều trị nội nha

Khái niệm điều trị nội nha nghe khá xa lạ với những ai không thuộc y khoa, thường người dân ...

Giải Quyết Nỗi Lo Thẩm Mỹ Khi Niềng Răng

Có lẽ rào cản lớn nhất đối với bệnh nhân - đặc biệt là những người trưởng thành đã đi ...

Thiết Lập Phác Đồ Điều Trị Chỉnh Nha Bằng Số Hóa

Sau khi khám ghi nhận tình trạng răng miệng, Bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị riêng cho ...

Chụp Conebeam Ct Trong Nha Khoa

1./ Tại sao phải chụp phim trong nha khoa: Chụp phim là một bước rất quan trọng giúp cho Bác ...

Ứng dụng của CBCT trong nha khoa

a. Phát hiện bệnh lý xương hàm: CBCT giúp các BS phẫu thuật hàm mặt phát hiện, chẩn đoán, đánh ...

Điều Trị Tuỷ/Điều Trị Nội Nha

Trong quá trình ăn nhai hàng ngày, răng của chúng ta dễ đối mặt với nguy cơ sâu răng rất ...