Chuẩn mực cái đẹp mỗi thời đại đều không ngừng thay đổi. Có một thời, người ta bảo nhau rằng:

Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua”

Bây giờ ba yếu tố đầu có thể vẫn đúng, nhưng cái “bốn thương” kia đã đổi xa rồi. Giờ đây, một hàm răng đều đặn trắng sáng đã thành tiêu chuẩn mới, đem lại sự tự tin trong giao tiếp, là một trong những chìa khóa để đến với thành công.

Vậy đầu tiên chúng ta nên hỏi, tại sao răng lại bị sậm màu, làm sao để tẩy răng trắng lên.

Răng sậm màu có thể do màu răng di truyền vốn không sáng, hoặc do bám màu sau quá trình ăn nhai, do hút thuốc, do sậm màu theo tuổi tác, hoặc do dùng kháng sinh khi còn nhỏ…v..v.. Tẩy trắng là dùng thuốc tẩy (thường có gốc peroxide với nồng độ từ 5%-35%) đặt trên bề mặt răng. Khi thuốc được hoạt hóa sẽ giải phóng gốc oxy tự do làm trắng răng. Tẩy trắng răng có thể chia làm 3 loại chính:

  1. Tự tẩy trắng bằng các sản phẩm thông dụng trên thị trường : ví dụ các loại kem đánh răng tẩy trắng, miếng dán tẩy trắng v.v..
  2. Tẩy trắng chuyên nghiệp với bác sĩ: Chia làm 2 loại chính:
    • Tẩy trắng răng tại ghế: làm tại phòng nha, thường có sự hỗ trợ của các loại đèn tẩy trắng.  Thời gian tẩy trắng khoảng 20 phút tới 1 tiếng.
    • Tẩy trắng răng tại nhà: Bác sĩ làm máng tẩy và giao thuốc, hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng tại nhà mỗi ngày. Thời gian tẩy trắng khoảng 1-2 tuần.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của tẩy trắng là gây ê buốt. Tác dụng này tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân, vào tình trạng răng, vào nồng độ và loại thuốc sử dụng cũng như thời gian tẩy trắng. Một tác dụng phụ khác có thể gặp phải là để thuốc tẩy trắng dính vào nướu hoặc mô mềm gây phỏng rát nhẹ.

Nhiều người lầm tưởng giữa làm sạch và “tẩy trắng răng”. Thực tế, để làm sạch răng chúng ta cần vệ sinh răng mỗi ngày, đến nha sĩ lấy vôi răng mỗi 6 tháng. Một hàm răng trắng chưa chắc đã chắc khỏe và một hàm răng chắc khỏe không phải bao giờ cũng trắng. Tẩy trắng là để giải quyết nhu cầu thẩm mỹ, không phải vì bệnh lý, cũng không giải quyết được các bệnh lý răng (nếu có). Dù vậy, không nên xem nhẹ việc tẩy trắng, tùy tiện sử dụng các loại thuốc trôi nổi trên thị trường. Dưới đây là vài lời khuyên nhỏ của các bác sĩ các bạn cần ghi nhớ:

  • Nên đi thăm khám bác sĩ trước khi tẩy trắng. Không phải màu răng nào tẩy trắng cũng hiệu quả, đặc biệt là những ca bị nhiễm sắc nặng. Ngoài ra, nên cạo vôi và trám các răng sâu, răng mòn cổ trước khi tẩy trắng để đảm bảo hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ ê răng.
  • Không hút thuốc, hạn chế ăn uống các thực phẩm có màu trong và sau khi tẩy trắng để giữ được màu răng sáng lâu dài.
  • Màu sau khi tẩy trắng không phải vĩnh viễn, sẽ sậm màu dần dần. Có thể tẩy lại, nhưng không nên quá 1 lần/năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Các sản phẩm thông dụng trên thị trường như kem đánh răng tẩy trắng hoặc miếng dán có thể dùng theo hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm nhưng không nên quá lạm dụng, cần ngưng khi bị ê buốt và thăm khám bác sĩ nếu cần.
  • Hiện nay đã có hiện tượng một số ít người/spa sử dụng những chất không đúng để tẩy trắng răng, gây hại cho lớp men. Nên sáng suốt, chọn lựa địa chỉ uy tín để thực hiện, không nên quá tin vào các quảng cáo trên mạng.

Tẩy trắng là một phương pháp làm đẹp răng đơn giản, an toàn và ít tốn kém. Việc sử dụng thuốc tẩy trắng theo đúng hướng dẫn sử dụng không có tác hại nào đáng kể. Đừng để nụ cười kém tươi cản trở sự tự tin của bạn. Hãy đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh để được tư vấn phương pháp phù hợp và an toàn với mình và gia đình nhất.

BS Nguyễn Ngọc Cường

Bài viết tương tự
Phẫu thuật trong miệng

Phẫu thuật miệng và hàm mặt (viết tắt theo Tiếng Anh là OMFS hoặc OMS) là một loại hình phẫu ...

Chỉnh hình răng hàm mặt

Những điều cần biết về điều trị chỉnh hình răng hàm mặt Việc chỉnh hình răng hàm mặt có thể ...

Điều trị nội nha

Khái niệm điều trị nội nha nghe khá xa lạ với những ai không thuộc y khoa, thường người dân ...

Giải Quyết Nỗi Lo Thẩm Mỹ Khi Niềng Răng

Có lẽ rào cản lớn nhất đối với bệnh nhân - đặc biệt là những người trưởng thành đã đi ...

Thiết Lập Phác Đồ Điều Trị Chỉnh Nha Bằng Số Hóa

Sau khi khám ghi nhận tình trạng răng miệng, Bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị riêng cho ...

Chụp Conebeam Ct Trong Nha Khoa

1./ Tại sao phải chụp phim trong nha khoa: Chụp phim là một bước rất quan trọng giúp cho Bác ...

Ứng dụng của CBCT trong nha khoa

a. Phát hiện bệnh lý xương hàm: CBCT giúp các BS phẫu thuật hàm mặt phát hiện, chẩn đoán, đánh ...

Điều Trị Tuỷ/Điều Trị Nội Nha

Trong quá trình ăn nhai hàng ngày, răng của chúng ta dễ đối mặt với nguy cơ sâu răng rất ...