Mất răng là gì?

Mất răng là tình trạng mất một hay nhiều răng trên cung hàm, là hậu quả của sâu răng, bệnh nha chu, chấn thương và nhiều yếu tố khác.

Hậu quả của việc mất răng?

Ông bà ta có câu “ cái răng cái tóc là gốc con người”, câu tục ngữ ấy đã cho thấy sức khỏe răng miệng cũng như nụ cười tỏa nắng luôn là mối quan tâm chung của con người từ xưa đến nay, và việc sở hữu bộ răng chắc khỏe sáng đẹp thật đáng quý biết nhường nào. Song, không phải ai cũng giữ gìn được đầy đủ bộ răng vốn có như mong muốn mà có thể mất đi vài chiếc răng vì yếu tố khách quan, chủ quan nào đó. Dù do nguyên nhân nào đi nữa, thì việc mất răng luôn ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà cả mặt chức năng.

Giải pháp nào cho người mất răng?

            Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, có rất nhiều phương pháp để phục hồi lại những chiếc răng mất, ta thường gọi là “trồng răng”, đã giúp ích rất nhiều cho những người có mong muốn khôi phục lại sức nhai và thẩm mỹ, chung qui có thể được chia ra thành ba loại hình sau đây:

  • Implant hay còn gọi là cấy ghép nha khoa

Hiện nay, implant là phương pháp phục hồi răng mất tiên tiến và hiện đại nhất. Implant có thể được hiểu là cấy chân răng giả vào xương hàm của bạn, sau đó làm răng giả trên những chân răng đó. Nhờ quá trình tích hợp xương, implant được giữ chắc chắn trong xương hàm, từ đó tạo được sức nhai khá tốt sau khi điều trị. Ưu điểm của implant chính là không cần phải mài những răng kế cận, cũng như có thể phục hồi cố định trong trường hợp mất răng không còn răng trụ phía sau. Với những bệnh nhân mất nhiều răng nhưng không muốn mang hàm giả, implant chính là sự lựa chọn tốt nhất, vì có thể “phục hồi lại những chân răng đã mất”, mang lại sự ăn nhai thoải mái và bền chắc.

Cấy ghép răng (implant)
  • Cầu răng

Trước khi implant ra đời thì cầu răng là phương pháp phục hình cố định duy nhất để phục hồi răng mất, và cũng chứng minh được sự thành công lâu dài trên lâm sàng. Để làm cầu răng, bác sĩ phải tiến hành mài những răng kế cận để làm trụ cầu, do đó cầu răng phù hợp với những trường hợp có răng kế cận khỏe mạnh và những trường hợp mất răng còn răng trụ phía sau.

Cầu răng
  • Phục hình tháo lắp hay còn gọi là hàm giả

Hàm giả thường được sử dụng cho những trường hợp mất răng mà chưa đủ điều kiện để thực hiện phục hình cố định, cũng có thể sử dụng tạm thời trong thời gian chờ lành thương sau nhổ răng để tiến hành phục hình cố định. Ưu điểm của hàm giả là ít hoặc không cần mài răng và có thể phục hồi khoảng mất răng không còn răng trụ phía sau. Tuy nhiên, vì tựa trên niêm mạc nên hàm giả thường không vững ổn trên miệng, cũng như khá bất tiện khi phải tháo ra để vệ sinh, và tuổi thọ của hàm giả thường khá ngắn.

Răng tháo lắp

Như đã liệt kê ở trên, chúng ta có khá nhiều lựa chọn để phục hồi lại những răng đã mất, vậy đâu mới là phương pháp tốt nhất? Điều đó phụ thuộc vào tình trạng mất răng cùng với sức khỏe răng miệng của bạn. Thực tế cho đến thời điểm hiện tại, implant vẫn là biện pháp hiện đại, ít ảnh hưởng các răng xung quanh, tạo sự thoải mái thuận tiện khi ăn nhai và cảm giác nhai gần giống như răng thật nhất. Cầu răng có thể thực hiện khi những răng kế cận lành và còn răng trụ phía sau. Khi cần phục hồi những khuyết hổng xương và mô mềm lớn cũng như những khoảng mất răng dài thì hàm giả tháo lắp cũng là một lựa chọn có thể nghĩ đến. Nếu bạn đang cân nhắc về việc trồng lại răng, bạn có thể đến bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM để được khám và tư vấn. Tại đây bạn sẽ được chẩn đoán chính xác về tình trạng của mình, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp và giúp bạn có lại nụ cười tỏa nắng cũng như hàm răng chắc khỏe.

BS. Lầu Hoa Liên

Bài viết tương tự
Phẫu thuật trong miệng

Phẫu thuật miệng và hàm mặt (viết tắt theo Tiếng Anh là OMFS hoặc OMS) là một loại hình phẫu ...

Chỉnh hình răng hàm mặt

Những điều cần biết về điều trị chỉnh hình răng hàm mặt Việc chỉnh hình răng hàm mặt có thể ...

Điều trị nội nha

Khái niệm điều trị nội nha nghe khá xa lạ với những ai không thuộc y khoa, thường người dân ...

Giải Quyết Nỗi Lo Thẩm Mỹ Khi Niềng Răng

Có lẽ rào cản lớn nhất đối với bệnh nhân - đặc biệt là những người trưởng thành đã đi ...

Thiết Lập Phác Đồ Điều Trị Chỉnh Nha Bằng Số Hóa

Sau khi khám ghi nhận tình trạng răng miệng, Bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị riêng cho ...

Chụp Conebeam Ct Trong Nha Khoa

1./ Tại sao phải chụp phim trong nha khoa: Chụp phim là một bước rất quan trọng giúp cho Bác ...

Ứng dụng của CBCT trong nha khoa

a. Phát hiện bệnh lý xương hàm: CBCT giúp các BS phẫu thuật hàm mặt phát hiện, chẩn đoán, đánh ...

Điều Trị Tuỷ/Điều Trị Nội Nha

Trong quá trình ăn nhai hàng ngày, răng của chúng ta dễ đối mặt với nguy cơ sâu răng rất ...