* Mang thai không phải là lý do để bạn trì hoãn hay từ chối chăm sóc răng miệng.
– Trong quá trình mang thai, những thay đổi của cơ thể khiến cho bạn dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn, ví dụ như viêm nướu, nguyên nhân khiến cho bạn thấy nướu bị sưng nề, chảy máu hay trong những tháng đầu tiên của quá trình mang thai, việc ăn vặt để chống lại cảm giác buồn nôn đi cùng với chăm sóc răng miệng không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và tiến triển bệnh nhanh hơn.
– Bệnh răng miệng không được điều trị kịp thời là nguyên nhân gây ra mất răng, đặc biệt là gây ra những viêm nhiễm nặng lan rộng và theo một số nghiên cứu trên thế giới điều này có thể dẫn đến tình trạng sinh non.

*Chăm sóc tại nhà

– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bệnh răng miệng không được điều trị kịp thời là nguyên nhân gây ra mất răng, đặc biệt là gây ra những viêm nhiễm nặng lan rộng và theo một số nghiên cứu trên thế giới điều này có thể dẫn đến tình trạng sinh non.
– Chải răng với kem đánh răng có chứa Fluor ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Vệ sinh kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa. Nhai kẹo cao su có chứa xylitol sau bữa ăn phụ. Nếu nôn, súc miệng với dung dịch natri bicarbonate được pha theo hướng dẫn để ngăn chặn acid gây hại cho răng.

*Chế độ ăn uống

– Hãy tự xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp dựa trên hướng dẫn của bác sỹ dinh dưỡng. Ăn đa dạng các loại thức ăn như ngũ cốc, rau xanh, hoa quả, trứng, cá, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa…. Ăn ít thức ăn có đường như kẹo, bánh, hoa quả sấy khô và uống ít các loại đồ uống có chứa đường và ga. Đối với đồ ăn vặt, nên chọn các loại thức ăn chứa ít đường như hoa quả, pho mai, sữa chua không đường. Với thực phẩm đóng gói, để lựa chọn thực phẩm có ít đường, bạn hãy đọc thành phần của thức ăn có ghi trên nhãn mác. Uống nước hoặc sữa thay cho nước hoa quả, nước ngọt hay nước có ga đóng chai. Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, uống làm nhiều lần trong ngày đặc biệt giữa những bữa ăn. Ngoài ra, bạn cần sự tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng để có thể cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Bài viết tương tự
Bệnh sâu răng có gây mất răng vĩnh viễn

Bệnh sâu răng, nếu không được điều trị sẽ ngày càng nặng hơn, vết sâu ngày càng to và có ...

Sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách

Không phải ai cũng biết cách sử dụng chỉ nha khoa đúng kỹ thuật. Một số sai lầm khi sử ...

Ê Buốt Răng Nên Uống Thuốc Gì?

Ê buốt răng là tình trạng răng miệng khá phổ biến và đa số ai cũng gặp phải một vài ...

Cách Xử Lý Nỗi Sợ Nha Khoa Hiệu Quả

Khám răng theo định kỳ hay đang gặp phải các bệnh lý nha khoa luôn là nỗi ám ảnh của ...

Bị Mất Răng Nên Trồng Răng Sứ Hay Cấy Ghép Răng IMPLANT

Trồng răng sứ hay cấy ghép răng implant sẽ là lựa chọn tốt nhất? Theo lời khuyên từ các bác ...

Sức Khỏe Răng Miệng Tốt Hay Xấu Có Phải Do Di Truyền Không?

Sức khỏe răng miệng tốt hay xấu có phải do di truyền không là vấn đề mà nhiều người tỏ ...

Đau Hoặc Mỏi Cơ Hàm Là Dấu Hiệu Của Loạn Khớp Hàm

1.Khớp thái dương hàm là gì? Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất ở đầu mặt, nằm ở ...

Giữ vệ sinh răng miệng để bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể (P.1)

Mặc dù tầm quan trọng của sức- khỏe răng miệng đối với mỗi người luôn được nhắc nhở qua câu ...